Top 20 nền kinh tế lớn nhất thế giới luôn là chủ đề nóng hổi được bàn tán xôn xao trên các nền tảng mạng xã hội. Các quốc gia đang trong quá trình chạy đua kinh tế, cạnh tranh khốc liệt để giành được ngôi vị cao nhất trong cuộc chiến thương trường. Liệu rằng, những quốc gia nào sẽ đứng đầu top 20 nền kinh tế lớn nhất thế giới? Hãy cùng Mộng Ảo Tu Tiên tìm hiểu dưới bài viết sau đây nhé.

Nội dung chính
Xếp hạng các nền kinh tế theo tiêu chí nào?
Hiện nay, để xếp hạng sự phát triển của các nền kinh tế một cách khách quan và chính xác nhất, người ta sử dụng chỉ số GDP.

Vậy GDP là gì? GDP là viết tắt của Gross Domestic Product (tổng sản phẩm nội địa hoặc tổng sản phẩm quốc nội). Đây là một chỉ số tiêu dùng đo lường tổng giá trị thị trường của tất cả các loại hàng hoá, dịch vụ được sản xuất ra ở một quốc gia trong một thời kỳ nhất định, vì vậy mà nó phản ánh chính xác giá trị hàng hóa đồng thời là tốc độ tăng trưởng kinh tế của mỗi quốc gia. GDP tăng biểu thị một nền kinh tế phát triển, ngược lại, GDP giảm biểu thị nền kinh tế suy thoái. Có nhiều yếu tố liên quan đến xác định sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia, song GDP được coi là thước đo khách quan, chính xác nhất.
Top 20 nền kinh tế lớn nhất thế giới
1. Mỹ
Đứng đầu trong top 20 nền kinh tế lớn nhất thế giới không ai khác ngoài siêu cường quốc có nền kinh tế phát triển vượt bậc từ những năm 1871: Mỹ. Với điều kiện về tài nguyên thiên nhiên, nguồn nhân lực dồi dào, phát triển mạnh mẽ về công nghệ, kĩ thuật hiện đại, bậc nhất thế giới,… GDP của Mỹ lên tới 19,39%( theo số liệu năm 2017) và có xu hướng tăng.

Nền kinh tế Mỹ theo hướng dịch vụ, trong đó dịch vụ chiếm 80%, các thành phần kinh tế khác chỉ góp một số nhỏ vào GDP của quốc gia này.
2. Trung Quốc
Theo sát ngay sau Mỹ, Trung Quốc trở thành quốc gia đứng thứ 2 trong top 20 nền kinh tế lớn nhất thế giới. Đây cũng là đối thủ cạnh tranh lớn nhất của Mỹ khi thường xuyên có GDP sát sao, nhăm nhe vị trí số 1.

Từ năm 1970, cách mạng công nghiệp giúp Trung Quốc giảm đáng kể khoảng cách đối với siêu cường quốc Mỹ, khiến quốc gia Nam Á này được ví như “người khổng lồ châu Á”. Với sự phát triển vượt bậc về kinh tế, phải kể đến sự tiên tiến trong sản xuất, sử dụng nhiều công nghệ kĩ thuật tân tiến, sự thông minh trong chế tạo và thương mại hàng hóa, các mặt hàng “made in China” trở nên phổ biến, dễ dàng bắt gặp ở mọi siêu thị, cửa hàng trên thế giới, trong đó có Việt Nam.
Theo số liệu năm 2017, GDP của Trung Quốc đã đạt mức 12,1 nghìn tỷ USD và có xu hướng tăng trong thời gian tới.
3. Nhật Bản
Là quốc gia hạn chế về tài nguyên thiên nhiên, thường xuyên hứng chịu thiên tai như động đất, sóng thần, trải qua bao cuộc chiến tranh,… Nhật Bản đã trở thành quốc gia đứng thứ 3 trong top 20 nền kinh tế lớn nhất thế giới trước sự ngưỡng mộ của bạn bè quốc tế.

Đất nước mặt trời mọc hiện đang là quốc gia có nền công nghiệp ô tô lớn thứ ba đồng thời có ngành công nghiệp hàng điện tử lớn nhất thế giới. Hàng hóa của Nhật được xuất khẩu rộng rãi tới các quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam, những mặt hàng điện tử, điện lạnh, hàng tiêu dùng có xuất xứ Nhật Bản được đánh giá là bền bỉ, tiện dụng, an toàn với sức khở.
Theo số liệu năm 2017, GDP của Nhật Bản ở mức 5,42 nghìn tỷ USD và được dự đoán sẽ tăng trong vài năm sắp tới.
4. Đức
Đức là quốc gia đứng thứ 4 trong top 20 nền kinh tế lớn nhất thế giới và đứng đầu về kinh tế tại châu Âu. Nền kinh tế của Đức thiên về sản xuất và công nghiệp, coi trọng xuất khẩu, là một trong 3 quốc gia có lượng hàng hóa xuất khẩu lớn nhất toàn cầu. Hiện nay, bắt kịp xu hướng mới của nền kinh tế, ngành dịch vụ của Đức đã góp tới 70% GDP, kỹ nghệ và nông nghiệp lần lượt chiếm 29,1% và 0,9%.

Đây được coi là bước tiến mới của Đức sau khủng hoảng kinh tế năm 2008 và những thay đổi khi hội nhập tiểu bang. Theo số liệu năm 2017, GDP của Đức đã đạt ngưỡng 4,17 nghìn tỷ USD.
5. Anh
Sở hữu nền kinh tế có tính toàn cầu hóa cao, đứng thứ 5 trong xuất nhập khẩu hàng hóa, Vương Quốc Anh cũng trở thành nước thứ 5 trong top 20 nền kinh tế lớn nhất thế giới. Dẫn đầu trong xu hướng kinh tế mới, ngành dịch vụ của Anh chiếm đến 80% GDP theo lĩnh vực, thủ đô London trở thành trung tâm tài chính lớn thứ hai thế giới.

Theo dữ liệu năm 2017, GDP của Anh đạt mức 2,62 nghìn tỷ USD.
6. Ấn Độ
Ấn Độ là quốc gia châu Á thứ 3 nằm trong danh sách top 20 nền kinh tế lớn nhất thế giới. Xuất phát từ nền kinh tế nông nghiệp, Ấn Độ đã có nhiều bước chuyển mình khi ngành dịch vụ đóng 60% GDP, đồng thời cũng vô cùng coi trọng sản xuất.

Tính đến năm 2017, GDP Ấn Độ đã đạt ngưỡng 2,61 nghìn tỷ USD cạnh tranh sát sao, là đối thủ đáng gờm được dự đoán sẽ soán ngôi nước Anh trong tương lai.
7. Pháp
Vị trí thứ 7 trong top 20 nền kinh tế lớn nhất thế giới gọi tên Pháp- quốc gia đứng thứ 3 châu Âu về tốc độ tăng trưởng kinh tế. Pháp nổi tiếng với những cảnh đẹp lãng mạn, nên thơ, vì vậy mà thu hút khách du lịch từ mọi nơi trên thế giới, nguồn thu từ du lịch đóng góp một phần lớn vào GDP của quốc gia này. Bên cạnh đó, Pháp cũng rất chú trọng nông nghiệp, với diện tích đất nông nghiệp chiếm 1/3 tổng đất nông nghiệp của Liên minh châu Âu. Đồng thời, Pháp cũng là một trong những siêu cường quốc về sản xuất ô tô.

GDP của Pháp năm 2017 đạt mức 2,58 nghìn tỷ USD, được dự đoán sẽ tiếp tục tăng trong tương lai.
2. Lời kết
Trên đây là 7 quốc gia đầu tiên nằm trong top 20 nền kinh tế lớn nhất thế giới. Các vị trí còn lại hiện đang được cập nhật liên tục trên trang https://mongaotutien.vn/. Để nắm bắt những thông tin chính xác nhất về top 20 nền kinh tế lớn nhất thế giới, hãy theo dõi Mộng Ảo Tu Tiên và đừng quên chia sẻ cho bạn bè, người thân nếu thấy hữu ích nhé.