Ưu, nhược điểm và nguyên lý làm việc của bếp hồng ngoại

Bếp hồng ngoại là thiết bị gia dụng được nhiều hộ gia đình quan tâm, cân nhắc trong việc lựa chọn sử dụng hiện nay vì những ưu điểm mà chúng đang sở hữu. Để giúp bạn hiểu rõ hơn về bếp hồng ngoại, nắm được ưu – nhược điểm cũng như nguyên lý làm việc của bếp hồng ngoại thì sau đây là những thông tin liên quan đến thiết bị này mà Mongaotutien muốn chia sẻ đến bạn.

Cấu tạo bếp hồng ngoại

Bếp hồng ngoại là thiết bị có cấu tạo khá đơn giản, sẽ gồm có các bộ phận chính gồm:

Phần thân và đáy của bếp

Phần thân bếp hồng ngoại sẽ được làm bằng chất liệu thép cao cấp có phủ sơn tĩnh điện để mang đến hiệu quả chống gỉ sét, hạn chế bị trầy xước và bảo vệ tốt các bo mạch điện tử bên trong bếp tốt hơn. Còn với phần đáy bếp hồng ngoại thì được lắp hệ thống quạt tản nhiệt để nhanh chóng làm mát các vi mạch điện tử trong quá trình nấu và sau khi sử dụng bếp nhằm giúp kéo dài độ bền của bếp, giảm thiểu nguy cơ cháy nổ có thể xảy ra trong quá trình dùng.

Bộ vi mạch điện tử, mâm nhiệt

Với hầu hết những sản phẩm bếp hồng ngoại trước đây đều sử dụng bóng đèn halogen hay là sợi dây mayso với tuổi thọ 2500 tiếng. Tuy nhiên hiện nay thì các sản phẩm bếp hồng ngoại đều được chuyển sang sử dụng sợi dây carbon siêu bền, là sản phẩm đã được các chuyên gia kiểm định với mức tuổi thọ có thể hoạt động được lên đến 8000 tiếng (tầm 21 năm)

Ưu, nhược điểm và nguyên lý làm việc của bếp hồng ngoại
Cấu tạo của bếp hồng ngoại

Mặt kính bếp hồng ngoại

Một phần quan trọng khác của bếp hồng ngoại đó chính là mặt kính. Các bếp hồng ngoại đều được trang bị kính cường lực, cho khả năng chống bỏng, chống điện giật, chống va đập và chịu được mức nhiệt độ cao lên đến 1000 độ C. Sẽ tùy thuộc theo từng loại bếp hồng ngoại mà sẽ có khả năng chống sốc nhiệt lên đến 800 độ C.

>>> Xem thêm: Hướng dẫn cách sử dụng điều khiển điều hòa LG chi tiết nhất

Ưu – nhược điểm của bếp hồng ngoại

Trong bài viết tìm hiểu ưu, nhược điểm và nguyên lý làm việc của bếp hồng ngoại chúng ta sẽ được biết về những ưu điểm và nhược điểm của những sản phẩm gia dụng này, cụ thể:

Ưu điểm

  • Có thể sử dụng được nhiều chất liệu chảo, nồi từ gang, inox, nhôm, sứ, thủy tinh,… để nấu chín thức ăn trên bếp hồng ngoại chứ không “kén chọn” như các loại bếp từ.
  • Cho khả năng nấu chín thức ăn của bếp hồng ngoại nhanh hơn bếp gas khoảng tầm 50%. Chỉ trong khoảng thời gian ngắn là người dùng đã có thể chế biến ra được nhiều món ăn ngon để phục vụ cho cả gia đình của mình
  • Sau khi tắt bếp bạn vẫn có thể đặt nồi, chảo thức ăn nguyên trên bếp thêm vài phút. Lúc này nhiệt lượng của mặt kính vẫn tỏa ra dù đã tắt bếp giúp làm nóng hoặc ninh hầm thêm mà không lo ngại về việc tốn thêm điện năng.
  • Bề mặt bếp hồng ngoại được làm bằng kính cường lực nên rất dễ vệ sinh, lau chùi sau khi nấu nướng. Chỉ cần sử dụng khăn mềm và dung dịch tẩy rửa chuyên dụng là bạn đã có thể vệ sinh bếp hồng ngoại một cách nhanh chóng.
  • Bếp hồng ngoại được trang bị thêm nhiều chức năng tiện ích khác như cảnh báo mặt bếp quá nóng, tự ngắt khi nóng quá tải, chế độ khóa trẻ em,…
Ưu, nhược điểm và nguyên lý làm việc của bếp hồng ngoại
Ưu – nhược điểm của bếp hồng ngoại

Nhược điểm

  • Nhiệt lượng tỏa ra bên ngoài của bếp hồng ngoại khá cao, có thể gây bỏng nếu như người dùng vô tình tiếp xúc với bề mặt bếp khi đang hoạt động. Hãy chú ý chọn đáy nồi có kích thước vừa phải hoặc lớn hơn một chút so với vùng nấu trên bếp
  • Ánh sáng hồng ngoại từ bếp phát ra có thể gây chói mắt, khó chịu cho người nấu nướng
  • Vi mạch điện tử bên trong của bếp hồng ngoại dễ hư hỏng do nhiệt tỏa ra lớn
  • Chưa tối ưu hóa tốt về tiết kiệm năng lượng, mức nhiệt lượng vẫn còn bị thất thoát ra ngoài khá cao trong suốt thời gian nấu ăn

Nguyên lý làm việc của bếp hồng ngoại như thế nào?

Nguyên lý làm việc của bếp hồng ngoại đó chính là sử dụng xạ nhiệt từ các tia hồng ngoại để tạo ra nhiệt độ làm nóng nồi, chảo và từ đó làm chín thức ăn. Cụ thể: Khi dòng diện đi qua bộ phận dây mayso hoặc bóng halogen, sợi dây carbon có trong mâm nhiệt thì sẽ thắp sáng chúng. Lúc này các sợi dây này sẽ tỏa ra nhiệt lượng. Phần mặt kính của bếp hồng ngoại giống như một thấu kính hội tụ, chúng thu hút các bức xạ nhiệt được phát ra và tập trung chúng tại một khu vực, làm nóng mặt kính dưới đáy nồi để nấu thức ăn.

Ưu, nhược điểm và nguyên lý làm việc của bếp hồng ngoại
Nguyên lý làm việc của bếp hồng ngoại

Thông thường, nhiệt độ tỏa ra trên vùng nấu của các bếp hồng ngoại khá cao, sẽ từ 250 độ C –  600 độ C. Chúng có thể làm nóng bất cứ vật gì đặt trên bề mặt vùng nấu. Do đó sử dụng được cho mọi loại nồi, khác với các loại bếp từ chỉ nhận những nồi có đáy làm bằng chất liệu kim loại nhiễm từ.

>>> Xem thêm: Tổng hợp các máy hút bụi Xiaomi cầm tay tốt nhất hiện nay

Hi vọng những thông tin được chúng tôi chia sẻ trong bài viết trên về cấu tạo, ưu – nhược điểm và nguyên lý làm việc của bếp hồng ngoại đã giúp bạn hiểu rõ hơn về sản phẩm này. Có được cho mình sự cân nhắc, lựa chọn cho phù hợp để cải thiện hiệu quả nấu nướng, tiết kiệm chi phí cũng như thời gian bếp núc tốt hơn.

 

Bài viết này có hữu ích với bạn

Click đánh giá cho bọn mình có động lực nhé

Trung bình 1 / 5. Lượt đánh giá: 1

No votes so far! Be the first to rate this post.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

You might like

© 2024 Mộng Ảo Tu Tiên - Game Thủ thuật
Copy thành côngĐóng lại