Hoảng Hốt Khi Xem Sơ Đồ Lê Tùng Vân – Mối Quan Hệ Huyết Thống Của Các Thành Viên Trong Tịnh Thất Bồng Lai

Một sao nữ cảm thấy vô cùng kinh tởm thậm chí suýt chút nữa thì văng tục trên trang cá nhân của mình khi xem qua sơ đồ Lê Tùng Vân về mối quan hệ huyết thống của các thành viên trong Tịnh Thất Bồng Lai. Cùng mộng ảo tu tiên xem hết bài viết dưới đây để làm rõ vấn đề dưới góc độ nghiên cứu về khoa học và di truyền.

Vấn Đề “Loạn Luân” Trong Sơ Đồ Lê Tùng Vân

so-do-le-tung-van
Elly Trần là sao nữ hiếm hoi chia sẻ lại sơ đồ Lê Tùng Vân và bày tỏ quan điểm của mình trên trang cá nhân

Những tháng đầu năm 2022, vấn đề về các mối quan hệ huyết thống trong Tịnh Thất Bồng Lai (TTBL) tạo nên một làn sóng chấn động lớn trong dư luận. 

Theo những thông tin trên giấy tờ, chủ trì TTBL – ông Lê Tùng Vân,  cha ruột của 11 người con đang cùng nhau sống trong Thiền Am này. Người lớn nhất sinh năm 1990 và bé nhỏ nhất sinh năm 2018. Danh sách cụ thể bao gồm: 

Tên Năm sinh
Lê Thanh Hoàng Nguyên 1990
Lê Nhất Nguyên 1991
Lê Thanh Huyền Trang 1993
Lê Thanh Nhất Tuệ 1994
Lê Thanh Trùng Dương 1995
Lê Thanh Nhị Nguyên 1998
Lê Thanh Huyền Trân 2002
Vòng Thanh Mẫu Nghi 2015
Lê Thanh Minh Triết 2015
Lê Thanh Pháp Vương 2016
Vòng Thanh Quốc Pháp 2018

Trong đó, bé nhỏ nhất Vòng Thanh Quốc Pháp (SN 2018), ra đời khi ông Lê Tùng Vân ở tuổi 86. 

Đang chú ý hơn cả, 3 trong 5 chú tiểu từng tham gia thách thức danh hài được giới thiệu là trẻ mồ côi gồm: Lê Thanh Mẫu Nghi (pháp danh Nghi tâm), Lê Thanh Pháp Vương (pháp danh Pháp Tâm) và Lê Thanh Minh Triết (pháp danh Tri Tâm). Tất cả đều có quan hệ huyết thống cha con với Lê Tùng Vân chứ không phải được nhận về nuôi. 

Khi đọc qua giấy giám định ADN và xem sơ đồ Lê Tùng Vân, dư luận đã cảm thấy ngỡ ngàng, thâm chí là kinh tởm trước sự thật này. Bởi, theo các chuyên gia y tế, đến cả các loài động vật, thực vật cũng đã tiến hóa để tránh giao phối cận huyết. 

svg%3E
Sự việc liên quan đến Tịnh Thất Bồng Lai đang là tâm điểm chú ý của dư luận, rất nhiều người nổi tiếng cũng vô cùng quan tâm đến địa điểm này cũng như các thành viên tại đây

Tại Sao Không Được “Quan Hệ Cận Huyết”

Như vậy, các mối quan hệ cận huyết nói chung đều có tác động rất xấu đến dân số, 3 hậu quả xấu nhất có nguy cơ xuất hiện được kể đến như sau:

2.1 Con cái trong mối QHCH dễ bị dị tật bẩm sinh

Khi cơ thể thiếu đi sự biến đổi trong ADN, dẫn đến những tác động tiêu cực cho sức khỏe, trẻ dễ mắc phải các bệnh di truyền hiếm gặp: bạch tạng, xơ nang, máu khó đông…

Khi hôn nhân cận huyết diễn ra, làm tăng nguy cơ vô sinh ở cả đời cha mẹ và con cái, đồng thời cũng dẫn đến các chứng bệnh dị tật bẩm sinh: mất đối xứng trên khuôn mặt, tốc độ tăng trưởng chậm, nhẹ cân, thậm chí là tử ở trẻ sơ sinh. 

Theo nghiên cứu cho thấy, có hơn 40% trẻ em được sinh ra trong mối quan hệ cận huyết gặp phải rối loạn lặn NST thường, suy giảm trí tuệ trầm trọng hoặc dị tật thể chất bẩm sinh. 

2.2 Con cái trong mối QHCH dễ bị mắc bệnh giống nhau

Mỗi gia đình đều có khả năng mang 1 gen bệnh riêng biệt (giả sử như tiểu đường). Mà việc giao phối cận huyết chính là cơ hội để cả hai gen khiếm khuyết này hình thành bản sao cho con cái. Cuối cùng, đời con cháu của họ sẽ rất dễ phát bệnh. 

quan-he-huyet-thong-trong-so-dong-le-tung-van
Sơ đồ Lê Tùng Vân làm dấy lên một thực trạng về các mối quan hệ cận huyết và loạn luận trong xã hội hiện tại bởi nó gây ra rất nhiều hệ luy cho các đời con cháu

2.3 Hệ thống miễn dịch suy yếu do thiếu biến đổi ADN

Khi mỗi cá thể tham gia vào mối QHCH và có con trong mối quan hệ đó, đời con cháu sẽ mang một chuỗi ADN bất biến. Điều này đồng nghĩa với việc trẻ em sinh trong các MQH “loạn luân” sẽ mang một số lượng nhỏ các loại phức hợp tương thích mô chính (alen MHC). Nếu số lượng alen MHC bị giới hạn sẽ khiến cơ thể khó phát hiện ra những loại vật chất lạ khác nhau. Lúc này, sức khỏe của cá thể đời sau dễ mang bệnh, nhanh chóng bị ốm do hệ thống miễn dịch không thể hoạt động tối ưu để chiến đấu lại với bệnh tật. Thời gian nhiễm bệnh của những đứa trẻ sẽ diễn ra lâu và khó phục hồi hơn rất nhiều so với những đứa trẻ không sinh ra trong mối QHCH.

Chính vì những ảnh hưởng tiêu cực này mà pháp luật nước ta nghiêm cấm các cuộc giao phối có quan hệ huyết thống, cùng dòng họ trong phạm vi 3 đời. Cụ thể, theo khoản 17, 18 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình:

“Điều 17. Những người cùng dòng máu về trực hệ là những người có quan hệ huyết thống, trong đó, người này sinh ra người kia kế tiếp nhau.

Điều 18. Những người có họ trong phạm vi ba đời là những người cùng một gốc sinh ra gồm cha mẹ là đời thứ nhất; anh, chị, em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha là đời thứ hai; anh, chị, em con chú, con bác, con cô, con cậu, con dì là đời”.

Mong rằng với những chia sẻ trên sẽ giúp các bạn có cái nhìn chính xác hơn và nhận thức được những tác hại do các mối quan hệ cận huyết gây ra. 

Bài viết này có hữu ích với bạn

Click đánh giá cho bọn mình có động lực nhé

Trung bình 4.8 / 5. Lượt đánh giá: 20

No votes so far! Be the first to rate this post.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

You might like

© 2024 Mộng Ảo Tu Tiên - Game Thủ thuật
Copy thành côngĐóng lại